CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp có nhiều nguy cơ tái nhiễm trở lại, nhà chăn nuôi cần phải chuẩn bị các công tác phòng trị bệnh ngay tức thì.
Vì sao Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát ở Nghệ An?
Điển hình từ đầu tháng 9 đến nay, Dịch tả heo Châu Phi bùng phát tại 12 huyện xã thuộc Nghệ An.
Ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Hưng Nghĩa cho rằng: Trong số 13 hộ có lợn vừa bị nhiễm dịch thì phần nhiều là đã tái phát sau đợt dịch năm 2019. Do giá lợn tăng cao, nên khi lợn bị ốm, các hộ nông dân cố chữa trị mà không khai báo với chính quyền địa phương, đến khi lợn bị chết mới khai báo lúc đó mầm bệnh đã ủ lâu và phát tán ra bên ngoài.
Tổn thất nặng nề về kinh tế!
Tính đến ngày 28/09, toàn tỉnh Nghệ An đã tiêu huỷ 1.244 con lợn trên tổng 37 xã của 12 huyện.
Đến lúc bị dịch bệnh người chăn nuôi mới bắt đầu các biện pháp phòng dịch bằng mọi cách: Rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng hàng ngày, chuồng trại được che chắn kín, tuyệt đối không cho người ngoài vào.Nhưng đến thời điểm này thì đã quá muộn!
Phương án phòng bệnh trước nguy cơ dịch bệnh có thể tái phát
Nhà chăn nuôi cần phải thay đổi nhận thức, ưu tiên việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Lý do mà nhà chăn nuôi thường không có thói quen sử dụng thuốc sát trùng, xử lý môi trường nước trong chăn nuôi là vì họ không thấy được tác dụng ngay tức thì như sử dụng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, xét về phương diện thực tiễn và theo 1 chu kỳ chăn nuôi nhà chăn nuôi cần phải thực hiện theo 1 quy trình khép kín trong chăn nuôi. Trước khi mang giống hay vật nuôi về cần phải thực hiện sát trùng phổ rộng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và môi trường nuôi. Thực hiện sát trùng trong suốt chu kỳ nuôi.
Khuyến cáo sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi
Cần sử dụng chế phẩm sinh học có thành phần probiotic và enzym để bổ sung vào thức ăn, nước uống nhằm tăng khả năng tiêu hoá, giảm hô hấp, tăng hệ miễn dịch và chống dịch bệnh.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý chuồng trại giúp tăng vi khuẩn có lợi, tăng khả năng phân giải phân, hạn chế mùi hồi chuồng trại, giảm khả năng bị bệnh.
Hiện nay chưa có vacxin thì phương án sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp thuốc sát trùng, xử lý môi trường nước là phương án an toàn hữu hiệu nhất.
Từ đó giúp giảm tối thiểu chi phí chăn nuôi, tăng lợi nhuận - Đó cũng là vấn đề cuối cùng mà nhà chăn nuôi quan tâm.
Xem thêm các sản phẩm tại đây:
Bài viết liên quan
-
CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT
CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT. Khi úm cần chú ý một số vấn đề sau đây:
-
HỘI CHỨNG LẬT NGỬA & GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU
Hội chứng lật ngửa giảm đẻ ở vịt (bệnh Tembusu) xuất hiện đầu tiên ở Malaysia (1955), tiếp đến Trung Quốc (2010) bệnh mới xuất hiện ở nước ta từ năm 2019 (Đặng Hữu Anh và cs., 2020).
-
TIỀM NĂNG TO LỚN VÀ HẠN CHẾ TỪ NUÔI CHIM CÚT ĐẺ TRỨNG
Trong nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của thị trường tiêu thụ trứng chim cút, nghề nuôi chim cút đẻ trứng được bà con chăn nuôi quan tâm phát triển và nhiều tấm gương chăn nuôi đã gặt hái thành công từ nghề này. Nuôi cút đẻ trứng được đánh giá còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
-
TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.
-
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.
-
BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.
Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.
-
AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
Sau bao ngày mong chờ, sáng 06/10 lễ khai mạc Hội nghị khoa học Chăn nuôi thú y toàn quốc – AVS 2023 đã chính thức diễn ra trong không khí hết sức long trọng và náo nhiệt với sự tham gia của hàng trăm khách mời từ khắp nơi quy tụ về Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
-
NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI TEMBUSU VIRUS TRÊN VỊT
NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI TEMBUSU VIRUS TRÊN VỊT
-
THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Hội nghị Chăn nuôi Thú y Toàn quốc 2023 (AVS 2023) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.
-
NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN
Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, cùng một điều kiện nuôi thì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí chung từ 50 – 70% và có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản
-
ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
Phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
-
12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ
Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC